G

G
G

Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản

Thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp có thể là một phần hay toàn bộ động sản, bất động sản, do bên thế chấp hoặc có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Hình thức, đối tượng hợp đồng thế chấp tài sản

    • Về hình thức: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được lập thành văn bản, phải có công chứng chứng thực. Đồng thời làm thủ tục và đăng ký tại Ủy ban nhân dân quận, huyện hoặc các cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, Bên thế chấp vẫn được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp.
    • Về đối tượng: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thế chấp bất động sản

    • Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp quyền sử dụng đất:
      • Được sử dụng đất trong thời hạn thế chấp.
      • Được nhận tiền vay do thế chấp quyền sửu dụng đất theo phương thức đã thỏa thuận;
      • Hưởng lợi tức thu được trên thửa đất (trừ trường hợp lợi tức cũng thuộc vào tài sản thế chấp).
      • Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã thế chấp nếu được bên nhận thế chấp đồng ý;
      • Nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ thế chấp.
      • Giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận thế chấp;
      • Làm thủ tục đăng ký việc thế chấp, xóa đăng ký thế chấp khi hợp đồng thế chấp chấm dứt
      • Sử dụng đất đúng mục đích, không làm hủy hoại, giảm giá trị của đất đã thế chấp;
      • Thanh toán tiền vay đúng hạn, đúng phương thức theo thỏa thuận trong hợp đồng.
    • Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất:
      • Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp
      • Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.
      • Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản.
      • Thực hiện việc đăng ký thế chấp .
      • Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
      • Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
      • Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp xử lý tài sản bảo đảm.
      • Cùng với bên thế chấp đăng ký việc thế chấp;
      • Trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bên thế chấp đã thực hiện nghĩa vụ được đảm bảo bằng thế chấp.

Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

    • Bước 1: Nộp hồ sơ

Người yêu cầu công chứng hoàn thiện hồ sơ và nộp trực tiếp tại phòng/văn phòng công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà đất thế chấp.

    • Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì tiếp nhận và chuyển sang bước sau. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ, không hợp lệ thì công chứng viên ghi phiếu hướng dẫn và yêu cầu bổ sung (phiếu hướng dẫn ghi cụ thể các giấy tờ cần bổ sung). Nếu hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết thì công chứng viên từ chối tiếp nhận hồ sơ và giải thích lý do.

    • Bước 3: Soạn thảo và ký hợp đồng
      • Soạn thảo hợp đồng: Trường hợp hợp đồng công chứng đã được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn thì công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng. Trong dự thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, nội dung của văn bản không phù hợp thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa đổi. Nếu người yêu cầu công chứng không sửa đổi thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng. Nếu người yêu cầu công chứng không chuẩn bị dự thảo hợp đồng và đề nghị công chứng viên soạn thảo thì công chứng viên soạn thảo theo thỏa thuận của các bên.
      • Kiểm tra thông tin và ký: Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu cầu công chứng có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì công chứng viên xem xét và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung. Khi người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong dự thảo hợp đồng, công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng.
    • Bước 4: Ký chứng nhận
      • Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ theo quy định để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng.
      • Ký xong chuyển bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng.
    • Bước 5: Trả kết quả
      Bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng hoàn tất việc thu phí, thù lao công chứng và chi phí khác theo quy định, đóng dấu và hoàn trả lại hồ sơ cho người yêu cầu công chứng.

Nhân sự chủ chốt

Nguyễn Thị Thùy Lan

Công chứng viên
Trưởng văn phòng

Bùi Xuân Thủy

Công chứng viên

Bùi Thị Xuân Quỳnh

Chuyên viên nghiệp vụ

Lê Thị Huỳnh Chi

Chuyên viên nghiệp vụ

Nguyễn Duy Hải

Chuyên viên nghiệp vụ

Lê Thị Thủy

Kế toán trưởng

Nguyễn Hoàng Hải

Luật sư - Cố vấn pháp lý

Hoàng Cảnh Thuyết

Luật sư - Cố vấn pháp lý

Nguyễn Thư Thư

Trợ lý luật sư

Bùi Trần Thủy Tiên

Trợ lý luật sư

Đối tác